Viêm khớp có di truyền không? Cách chữa trị viêm khớp

Bệnh viêm khớp hiện tác động đến 15% dân số toàn cầu trên 30 tuổi, và dự đoán rằng đến năm 2050, số người mắc bệnh có thể gần chạm mốc 1 tỷ người. Bệnh lý này tưởng chừng không nghiêm trọng nhưng lại có ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và hoạt động sống của con người.

Viêm khớp

Viêm khớp là gì?

Viêm khớp là tình trạng viêm tại một hoặc nhiều khớp xương, gây đau đớn và khó chịu. Theo thời gian, các triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng hơn, dẫn đến mất khả năng cử động khớp. Hai loại bệnh lý phổ biến nhất là viêm khớp dạng thấp và viêm xương khớp.

Những bệnh lý viêm khớp thường gặp như:

  • Viêm khớp gối
  • Viêm khớp háng
  • Viêm khớp cổ tay
  • Viêm khớp cổ chân
  • Viêm khớp ngón chân

Viêm khớp là gì

Nguyên nhân gây viêm khớp

Nguyên nhân tại khớp

Các nguyên nhân thường gặp như viêm sụn, bào mòn sụn, thoái hóa khớp, nhiễm khuẩn khớp, chấn thương khớp,…

Nguyên nhân ngoài khớp

Thường gặp do các rối loạn chuyển hóa (như tăng axit uric trong bệnh gút) hoặc bất thường trong hệ thống miễn dịch gây tổn thương các thành phần của khớp (như bệnh viêm khớp dạng thấp). Những tình trạng này ảnh hưởng đến hoạt động và cấu trúc của khớp, gây ra viêm khớp.

Biểu hiện của viêm khớp

Biểu hiện viêm khớp

 

Tùy thuộc vào vị trí và loại viêm khớp mà biểu hiện bệnh cũng sẽ khác nhau. Một số biểu hiện phổ biến có thể kể đến như:

  • Đau khớp xảy ra khi vận động hoặc thậm chí khi nghỉ ngơi.
  • Khớp bị giới hạn khả năng vận động, thường đi kèm với đau.
  • Khớp có thể bị sưng và cứng, đặc biệt trong các trường hợp viêm khớp cấp.
  • Viêm xuất hiện tại chỗ hoặc lan rộng ra vùng xung quanh khớp kèm theo da đỏ quanh khớp.
  • Khớp bị lạo xạo khi cử động, thường xảy ra vào buổi sáng.
  • Các triệu chứng kèm theo như sốt, phát ban, ngứa, khó thở, giảm cân,… Tuy nhiên những triệu chứng này cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý khác

Viêm khớp có di truyền không?

Viêm khớp có thể mang yếu tố di truyền, nhưng không phải tất cả các trường hợp đều do di truyền. Một số dạng bệnh lý như viêm khớp dạng thấp và viêm cột sống dính khớp có mối liên hệ với yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình có người mắc viêm khớp, nguy cơ bạn bị mắc bệnh này có thể cao hơn. Tuy nhiên, các yếu tố môi trường và lối sống cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển bệnh.

Viện Nghiên cứu Giảm đau VPRI

Yếu tố ảnh hưởng đến bệnh viêm khớp

Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng mắc bệnh bao gồm:

  • Tiền sử gia đình: Một số trường hợp bệnh lý viêm khớp có tính chất di truyền, do đó, bệnh nhân có thể có nhiều khả năng mắc bệnh hơn nếu cha mẹ hoặc anh chị em ruột của bạn mắc chứng rối loạn này.
  • Tuổi tác: Tuổi tác tăng cao sẽ làm tăng nguy cơ mắc các loại viêm xương khớp như viêm thấp khớp, bệnh gút…
  • Giới tính: Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp hơn nam giới. Trong khi đó, số bệnh nhân nam mắc bệnh gút chiếm tỉ trọng cao hơn
  • Cân nặng: Cơ thể quá nặng sẽ gây áp lực lên các khớp, đặc biệt là đầu gối, hông và cột sống.
  • Chấn thương khớp trước đó.

Biến chứng của bệnh viêm khớp

Tổn thương khớp

Bệnh viêm khớp khi không được phát hiện, điều trị kịp thời và đúng hướng có thể để lại những biến chứng nặng nề, ảnh hưởng trực tiếp đến khớp cũng như sức khỏe của người bệnh.

  • Suy giảm và gây mất dần chức năng vận động
  • Teo cơ bắp, biến dạng khớp hoặc mất khả năng vận động.

Khi có những dấu hiệu của bệnh, người bệnh cần đi khám để tìm ra nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp.

Ảnh hưởng đến tim mạch và hô hấp

Ngoài việc ảnh hưởng đến khớp gây mất khả năng vận động, bệnh viêm khớp còn có thể ảnh hưởng đến hệ tim mạch và phổi. Một số bệnh lý nguy hiểm có thể mắc phải như bệnh mạch vành, tăng áp phổi, xơ mô kẽ phổi

Giảm chất lượng cuộc sống và khả năng lao động

Viêm khớp không chỉ gây đau đớn và sưng viêm mà còn có thể làm giảm đáng kể chất lượng cuộc sống và khả năng lao động của người bệnh. Cơn đau và cứng khớp kéo dài khiến người bệnh khó thực hiện các hoạt động hàng ngày, từ đó ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt.

Khi bệnh đã tiến triển nặng, việc di chuyển hay hoạt động đơn giản cũng trở nên khó khăn, từ đó dẫn đến sự mệt mỏi, căng thẳng và suy giảm tinh thần.

Giảm khả năng vận động

Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản

Phụ nữ mắc viêm khớp có tỉ lệ cao gấp 2 – 3 lần nam giới, và khoảng 25% gặp khó khăn khi thụ thai. Ngoài ra, họ còn đối mặt với nguy cơ sinh non cao hơn so với người không mắc bệnh.

Phương pháp chẩn đoán viêm khớp

Khi có dấu hiệu của bệnh, bệnh nhân cần đến bác sĩ để được thăm khám và đưa ra hướng điều trị cho phù hợp. Các kiểm tra khớp bao gồm, việc kiểm tra dịch quanh khớp, tình trạng khớp sưng, nóng, đỏ và đánh giá phạm vi cử động của khớp.

Ngoài ra, việc chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm máu có thể được thực hiện để xác định chính xác tình trạng bệnh:

  • Xét nghiệm máu nhằm phát hiện các kháng thể như anti-CCP, RF và ANA.
  • Chụp X-quang, MRI, hoặc CT để cung cấp hình ảnh chi tiết về hệ cơ xương khớp.

Phương pháp điều trị viêm khớp

Sử dụng thuốc

Thuốc giảm đau, chống viêm và thuốc ức chế miễn dịch thường được sử dụng để giảm triệu chứng và kiểm soát quá trình viêm, giúp người bệnh duy trì cuộc sống hàng ngày dễ dàng hơn.

Tiêm

Tiêm corticosteroid  hoặc các loại thuốc giảm đau trực tiếp vào khớp bị viêm có thể giúp giảm đau nhanh chóng và giảm sưng tấy, đặc biệt là trong các trường hợp viêm khớp nghiêm trọng.

Tiêm điều trị viêm khớp

Huyết tương giàu tiểu cầu (PRP)

Phương pháp PRP sử dụng huyết tương giàu tiểu cầu để kích thích quá trình tái tạo mô và giảm viêm, mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị bệnh.

Nẹp

Nẹp được sử dụng để ổn định khớp, giảm đau và hạn chế tổn thương thêm cho khớp bị viêm, giúp người bệnh duy trì tư thế và vận động đúng cách.

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện khả năng vận động, giảm cứng khớp và tăng cường sức mạnh cho các cơ xung quanh khớp, từ đó giúp kiểm soát triệu chứng bệnh lý liên quan đến viêm cơ xương.

Vật lý trị liệu

Thay khớp

Trong những trường hợp viêm khớp nặng gây tổn thương khớp nghiêm trọng, phẫu thuật thay khớp là lựa chọn cuối cùng để khôi phục chức năng khớp và giảm đau triệt để.

Biện pháp phòng tránh viêm khớp

Phòng tránh viêm khớp

Sau đây là 1 số biện pháp giúp giảm nguy cơ và kiểm soát bệnh viêm khớp hiệu quả:

  • Tập thể dục: Lựa chọn các hình thức tập luyện phù hợp với tuổi tác và tình trạng sức khỏe. 
  • Giữ cân nặng ổn định ở mức phù hợp. 
  • Đảm bảo an toàn trong công việc, tránh gây chấn thương cho khớp. 
  • Ngồi và làm việc đúng tư thế. 
  • Khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm và điều trị kịp thời các rối loạn chuyển hóa trong cơ thể.

Tóm lại, đây là một bệnh lý phức tạp có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn. Mặc dù không thể phòng ngừa hoàn toàn, nhưng duy trì lối sống lành mạnh và chăm sóc khớp đúng cách có thể giúp kiểm soát bệnh hiệu quả. Điều này sẽ giảm thiểu triệu chứng và giúp bạn sống khỏe mạnh hơn.

Với đội ngũ chuyên gia có chuyên môn cao, cùng việc áp dụng nhiều kỹ thuật tiên tiến trong điều trị, Viện Nghiên cứu Giảm đau Việt Nam đã thành công trong việc nghiên cứu và đưa ra hướng điều trị cho hàng triệu ca bệnh lý cột sống – cơ xương khớp.

Để được tư vấn các bệnh lý cột sống và cơ xương khớp tại Viện Nghiên cứu Giảm đau Việt Nam, quý khách vui lòng liên hệ theo số hotline: 0913.095.115 hoặc liên hệ trực tiếp TẠI ĐÂY

PGS. TS Kiều Đình Hùng

Tư vấn chuyên môn bài viết

PGS. TS KIỀU ĐÌNH HÙNG